So sánh máy chiếu DLP và LCD | Máy chiếu phim 3D giá rẻ

Có thể nói mỗi hãng máy chiếu phim 3D có những đặc điểm riêng nên việc so sánh chỉ là khái quát,vì có nhiều người hỏi nên mình viết bài này để so sánh máy chiếu DLP và LCD giúp mọi người chọn lựa cho phù hợn với nhu cầu của mình.

So sánh máy chiếu DLP và LCD :

Ngày nay,công nghệ phát triển kéo theo các hãng sản xuất phải làm hoàn thiện sản phẩm của mình  để áp đảo được đối thủ và đứng vững trên thị trường và tất nhiên vẫn phải giữ được mức giá rẻ nhất có thể.Các sản phẩm nói chung hay máy chiếu DLP và LCD nói riêng cũng đã được nhà sản xuất cải tiến hoàn hảo và đang được nổi tiếng trong nước và quốc tế ưa chuộng,vì thế sự khác nhau là rất nhỏ nên khó có thể so sánh phân biệt chi tiết được.Có thể so sánh như sau :

1.Giống nhau.

Đều là công nghệ bên trong máy giúp sử dụng hiển thị hình ảnh đẹp,rõ nét,sống động,trung thực.

2.khác nhau.

- Công nghệ DLP

Máy chiếu DLP(được viết tắt từ Digital Light Processing) là giải pháp hiển thị kỹ thuật số sử dụng một vi mạch bán dẫn quang học được gọi là Digital Micromirror Device (tạm dịch là thiết bị phản chiếu siêu nhỏ kỹ thuật số) hay DMD để tái tạo dữ liệu nguồn.

- Công nghệ LCD

Máy chiếu LCD (liquid crystal display) với hình ảnh hiển thị tinh thể lỏng được tổng hợp hình ảnh màu dựa trên 3 màu cơ bản là đỏ, lục và xanh dương (RGB) phổ biến trong in ấn..
Cơ chế hoạt động : Nguồn sáng trắng ban đầu được tách thành 3 nguồn sáng đơn sắc là đỏ, lục, xanh dương và được dẫn đến 3 tấm LCD độc lập. Nếu điểm ảnh trên LCD ở trạng thái đóng, ánh sáng không thể xuyên qua thì điểm ảnh biểu diễn trên màn hình là đen. Tương tự, độ sáng của điểm ảnh cũng thay đổi tương ứng theo trạng thái mở của điểm ảnh LCD. Điều khiển 3 tấm LCD đóng mở điểm ảnh theo thông tin ảnh số, ta thu được 3 ảnh đơn sắc theo hệ màu RGB. Sau đó, tất cả được tổng hợp một cách tự nhiên trong một lăng kính theo cơ chế ánh sáng trước khi xuất đến màn chiếu.

[​IMG]

- light source: nguồn sáng
- red dichroic mirror: gương sắc đỏ
- blue dichroic mirror: gương sắc xanh
- dichroic mirror "wavelength selector": gương chọn lọc bước sóng
- mirror: guơng phản chiếu
- LCD: bộ phận hiển thị tinh thể lỏng
- dichroic combiner cube: thành phần tổng hợp 3 sắc đỏ, xanh lục, xanh
- lens: thấu kính

Tiêu chí phân loại máy chiếu 3D :

Máy chiếu nói chung được phân loại theo một số tiêu chí thông dụng như : Tính trong suốt (transparent). Tính phản chiếu (reflective) đối với ánh sáng truyền; hoặc 3 tấm, 1 tấm theo số lượng tấm tạo ảnh; hoặc LCD, gương, LCOS theo cấu tạo.
Theo nguyên lý hoạt động, ánh sáng phát ra từ đèn công suất cao phải đi qua nhiều thấu kính để điều chỉnh cho ổn định, đồng nhất trước khi đến lăng kính điều chế hình ảnh cũng như lúc xuất ra.
Hai phương pháp thường được dùng hiện nay là trong suốt cho xuyên qua và phản chiếu bằng gương.

Trong máy chiếu 3D,phương pháp trong suốt thường dùng tấm LCD trong khi phương pháp phản chiếu lại sử dụng hàng ngàn gương nhỏ tương ứng hàng ngàn điểm ảnh.Chính vì thế để lựa được máy chiếu phù hợp với mục đích sử dụng, bạn cần hiểu rõ công nghệ trước.

Cảm ơn đã xem blog của HDradio.nếu hay hãy G+1 hay share bài cho mọi người cùng biết nhé ^_^

Post a Comment